Cha mẹ để trẻ ngồi ô tô ngay cả khi hành trình đã kết
thúc hay vì muốn lấy đồ và làm những công việc khác mà cha mẹ nghĩ rằng sẽ rất
nhanh hoàn thành, cha mẹ để trẻ lại một mình trên xe ô tô. Những việc làm này có
ảnh hưởng như nào tới trẻ? Cha mẹ hãy đọc ngay bài viết này nhé!
Để trẻ trong xe một mình
Thực
tế cho thấy, đây là thói quen của rất nhiều ông bố bà mẹ thường xuyên sử dụng ô
tô cùng với trẻ nhỏ. Cha mẹ nghĩ rằng, việc để lại trẻ trên xe đã khóa cửa là
an toàn và trường hợp này không thực sự cần người coi trông trẻ trong xe.
Tuy
nhiên, theo nhiều chuyên gia, suy nghĩ này chưa hẳn đã chính xác. Đã có nhiều
tai nạn thương tâm với hậu quả nặng nề nhất chính là việc trẻ tử vong do ở
trong xe ô tô quá lâu.
Nguyên
nhân dẫn tới sự việc đau lòng này có rất nhiều như trẻ bị thiếu oxy, ngạt khí,
ngộ độc khi CO hoặc trẻ nghịch ngợm bật động cơ xe, đạp chân ga hay gạt cần số khiến
xe di chuyển và mọi chuyện về sau vượt quá tầm kiểm soát.
Cha mẹ không nên để trẻ trong xe một mình
Những quy tắc an toàn cha mẹ nên áp dụng
Để
phòng tránh các tai nạn nguy hiểm trong quá trình sử dụng xe ô tô gia đình, các
chuyên gia đã đưa ra rất nhiều lời khuyên cho cha mẹ. Không chỉ là việc trang bị
đầy đủ các kiến thức về luật an toàn giao thông mà cha mẹ còn cần trang bị cho
bản thân những kiến thức về cách bảo vệ bản thân cũng như con trẻ khi ngồi trên
xe ô tô.
Dưới
đây sẽ là những việc cha mẹ nên áp dụng ngay từ bây giờ để đảm bảo an toàn cho
trẻ:
Cho
trẻ sử dụng ghế ngồi ô tô riêng, phù hợp độ tuổi và cân nặng của trẻ. Đặc biệt, cách
lắp ghế ô tô phải thật chính xác để mang lại hiệu quả bảo vệ trẻ cao nhất trên
mọi hành trình và cũng là cách để đẩy lùi nguy cơ trẻ bị tắc thở do dây đeo an
toàn cài quá chặt vào cơ thể bé hoặc đệm ghế không bằng phẳng, dẫn tới ghế lắp
không chuẩn xác khiến trẻ dễ bị gục đầu khi di chuyển, ảnh hưởng tới đường thở.
Cha mẹ cần lắp đặt ghế ô tô riêng cho trẻ
Vị
trí ngồi trên xe của bé cũng rất quan trọng. Cha mẹ nên cho trẻ ngồi ở hàng ghế
sau. Không cho trẻ ngồi cùng hàng với người lái hay vị trí gần tay lái, bậu tỳ
tay giữa xe.
Đối
với các hành trình dài, cần có nhân viên kỹ thuật của hãng tới hỗ trợ và kiểm
tra ghế ô tô cho bé đồng thời nên tạm dừng nghỉ ngơi sau mỗi 2 giờ chạy xe theo
khuyến cáo của Viện Nhi khoa Mỹ.
Sau
mỗi hành trình, cha mẹ nên cho trẻ xuống xe, tuyệt đối không ở lại trong xe nhất
là trong tình trạng một mình.
Ngay
khi dừng xe, cha mẹ cần rút chìa khóa xe ra khỏi ổ để phòng trường hợp trẻ bắt
chước các hành động của cha mẹ hay nghịch ngợm nổ máy khiến xe chạy bất ngờ và
gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Giám
sát trẻ thường xuyên ngay cả khi trẻ đang ngủ trên mọi hành trình cũng như khi
kết thúc chuyến đi và cho trẻ xuống xe. Việc làm này sẽ giúp cha mẹ nắm được trạng
thái của trẻ có tốt hay không và kịp thời xử lý các vấn đề sức khỏe xảy đến với
trẻ.
Không nên cho trẻ ngồi ở vị trí gần tay lái
Theo
nguyên tắc an toàn, người lái xe luôn luôn là người cuối cùng ra khỏi xe sau
khi tất cả các thành viên khác đã xuống xe. Cha mẹ cần đóng tất cả các cửa, cốp
xe, bấm khóa và giữ chìa khóa xa tầm tay của trẻ. Nhờ các thao tác này, nguy cơ
trẻ lấy trộm chìa khóa và mở cửa lên xe khi không có cha mẹ giám sát được giảm
thiểu.
Trên
đây là một số thông tin giúp cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc không nên
để trẻ trên xe một mình. Chúc cha mẹ và bé yêu có hành trình an toàn và vui vẻ.
Xem thêm các bài viết về ghế ô tô cho bé: TAỊ ĐÂY
Nhận xét
Đăng nhận xét